ĐĂNG KÝ TRA CỨU BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU- TRA CỨU NHÃN HIỆU

Thủ tục tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ là một thủ tục rất quan trọng trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, thực tế thủ tục này lại rất dễ bị bỏ qua bước tra cứu tên thương hiệu. Việc không thực hiện tra cứu thương hiệu dẫn tới một thực tế là số lượng đơn đăng ký bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ chiếm tỷ lệ tương đối cao. Thủ tục này không phải bắt buộc. Tuy nhiên nó lại góp phần không nhỏ vào khả năng thương hiệu được bảo hộ. Hãy cùng Luật Gia Phúc chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về thủ tục tra cứu bảo hộ thương hiệu.

1. Vì sao cần tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu ?

Như đã nhắc đến ở phần mở đầu. Việc tra cứu nhãn hiệu là thủ tục góp phần vào khả năng bảo hộ của 1 nhãn hiệu. Có thể các bạn không biết cho đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam đã có hơn nửa triệu nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Chưa tính đến các nhãn hiệu đang trong thời gian nộp đơn chờ xem xét.  Với số lượng lớn nhãn hiệu đã được đăng ký thì không thể tránh khỏi việc các nhãn hiệu mới bị trùng hoặc có yếu tố gây nhầm lẫn.

Hơn nữa thời gian từ khi nộp đơn đến khi thẩm đinh nội dung đơn cũng phải mất từ 3- 9 tháng. Chưa kể khi nhãn hiệu bị từ chối hoặc thẩm định không đạt thì lại cần thêm 1 thời gian để bổ sung chỉnh sửa. Điều này làm mất thời gian, chi phí, chiến lược kinh doanh của công ty. Trên thực tê có rất nhiều công ty đã in, quảng bá nhãn hiệu của mình. Sáu đó đã buộc phải thu hồi toàn bộ do  có yếu tố vi phạm bản quyền. Danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng xét theo nhiều góc độ.

Nhằm tăng khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Luật Gia Phúc muốn thông qua bài viết này giúp mọi người hiểu hơn về tra cứu nhãn hiệu.

2. Hướng dẫn đăng ký tra cứu bảo hộ thương hiệu cục sở hữu trí tuệ 

Nhìn chung thủ tục tục này khá đơn giản. Tuy nhiên trước khi chúng ta tra cứu 1 nhãn hiệu. Chúng tôi có một vài lưu ý dành cho bạn. Nhãn hiệu khi được thiết kế cần phải tránh các yếu tố gây nhầm lẫn. Ví dụ: có quốc kỳ của 1 quốc gia; Tên nhãn hiệu trùng với tên của 1 tổ chức; tên, bút danh của vị lãnh tụ, anh hùng; Các dấu hiệu làm sai lệch lịch sử văn hóa thì đều cần phải loại bỏ trong khi thiết kế.

Xem thêm tại Điều 73 của Luật sở hữu trí tuệ

Ngoài ra, nhãn hiệu có các chi tiết quá phức tạp, khó nhận biết cũng sẽ bị từ chối bảo hộ.

Sau khi xem xét thấy nhãn hiệu không có các yếu tố trên. Chúng ta có thể bắt tay ngay vào việc tra cứu.

Bước 1: Truy cập vào trang web của cục sở hữu trí tuệ là Wipopublish

Bước 2: Tại trang web này bạn sẽ nhìn thấy các đối tượng sở hữu trí tuệ.

Chúng ta chọn vào mục nhãn hiệu. Giao diện hiển thị giống như phần hình ảnh dưới đây:

Vì chúng ta đang tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu chưa đăng ký. Dó đó, trong phần chủ đơn và số đơn các bạn sẽ bỏ qua. Chúng ta sẽ lưu ý 2 mục là nhãn hiệu và phân loại Nice. Đây là bảng phân loại tất cả các nhóm hàng hóa dịch vụ. Dựa vào ngành nghề kinh doanh mà nhãn hiệu định đăng ký chúng ta sẽ tra được số nhóm. Sau khi điền được tên nhãn hiệu kèm mã phân loại các kết quả được rút gọn.

Bước 3: Rà soát kết quả

Khi các kết quả trả về trong khoảng từ 0-500 kết quả. Thì có thể bắt đầu xem xét các nhãn hiệu hiển thị. Nếu có nhãn hiệu giống hoặc tương tự với mẫu nhãn hiệu cần đăng ký. Chúng ta phải xem phần mô tả về các nhãn hiệu đó. Rồi từ đây loai bỏ, chỉnh sửa lại nhãn hiệu của mình.

Ngoài cách tra cứu như trên chúng ta còn có một cách khác là tra cứu cơ bản. Với cách này chúng ta chỉ cần nhập từ khóa. Nghĩa là các từ có trên nhãn hiệu rồi từ đó xem xét các kết quả.

3. Dịch vụ Tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ của Luật Gia Phúc

Hiên nay, có rất đơn vị cung cấp dịch vụ Tra cứu nhãn hiệu. Tuy nhiên, đầu tháng 3/2020 cục sở hữu trí tuệ đã cập nhật hệ thống tra cứu mới có. Cách thức tra cứu cũng có thay đổi đáng kể.  Do đó cũng chưa có nhiều đơn vị  cập nhật sự thay đổi này. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn đã được tham gia đào tạo tại Cục Sở hữu trí tuệ. Luật Gia Phúc chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ nhanh chóng và uy tín hàng đầu cho quý khách.

Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi ngoài tra cứu nhãn hiệu. Chúng tôi còn có dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Nếu đăng ký dịch vụ này quý khách sẽ dược tư vấn và tra cứu miễn phí cho nhãn hiệu mới. Điều này có nghĩa là khách hàng chỉ phải thanh toán chi phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

Ngoài đăng ký nhãn hiệu  trong nước chúng tôi còn có dịch vụ đăng ký quốc tế. Dành cho các doanh nghiệp mong muốn đưa sản phẩm của mình vươn ra thị trường nước ngoài.

Qua bài viết này chắc hẳn việc đăng ký tra cứu bảo hộ thương hiệu đã trở nên đơn giản hơn. Lại 1 lần nữa Luật Gia Phúc muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký.

Hãy liên hệ để sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chúng tôi