CÁC LOẠI THUẾ CẦN NỘP KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ( QUY ĐỊNH 2022)

thuế doanh nghiệp

1. Thuế môn bài

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 22/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài;

Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.

Lệ phí môn bài là lệ phí trực thu đánh vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp

Quy định về kê khai thuế môn bài:

  • Khai một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
  • Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30 tháng 1 dương lịch.
  • Đối với doanh nghiệp mới thành lập, theo Nghị định 22/2021/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 25/2/2021) thì doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập.
  • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài.

Mức đóng thuế môn bài:

Bậc Vốn điều lệ Mức đóng
1 Trên 10 tỷ 3 triệu/năm
2  Từ 10 tỷ trở xuống 2 triệu/năm
3 Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hạch toán phụ thuộc 1 triệu/năm

 

2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Căn cứ pháp lý:

  • Luật thuế giá trị gia tăng 2008
  • Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2006.

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thời hạn kê khai thuế GTGT:

  • Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo tháng, hạn nộp là 20 ngày kể từ ngày kết thúc tháng đó
  • Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo quý, hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý đó
  • Hạn nộp tiền thuế GTGT: Trùng với hạn nộp hồ sơ tờ khai thuế GTGT.

Phương pháp tính thuế GTGT:

  • Tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra Số thuế GTGT đầu vào được trừ

 

  • Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %

 

Trong đó:

  • Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng tiền hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng
  • Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy đinh theo từng hoạt động sau:

+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%

3. Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Căn cứ pháp lý:

  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2021;
  • Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

Quy định về kê khai thuế TNDN:

  • Theo Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính: Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính, chỉ cần dựa trên kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tính ra số tiền tạm nộp chậm nhất vào ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc quý phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.
  • Quyết toán thuế TNDN: Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Từ ngày 01/07/2021, theo Luật quản lý thuế 38/2019/QH thì thời hạn hồ sơ quyết toán thuế TNDN chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Phương pháp tính thuế TNDN:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế Phần trích lập quỹ KH$CN x Thuế suất

 

TN tính thuế = Thu nhập chịu thuế (TN miễn thuế  +  Các khoản lỗ được kết chuyển)

TN chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Khoản thu nhập khác

 

4. Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)

Căn cứ pháp lý:

  • Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi năm 2012;
  • Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014;
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập của người lao động có thu nhập.

Quy đinh về kê khai thuế TNCN:

  • Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế TNCN theo tháng (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và số thuế TNCN phải nộp trong tháng từ 50 triệu đồng trở lên): Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý kế tiếp.
  • Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế TNDN theo quý (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hoặc doanh nghiệp kê khai thuế GTGt theo tháng và số thuế TNCN phải nộp trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng): Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý kế tiếp.

Phương pháp tính thuế TNCN:

  • Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.
  • Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi trả từ 2 triệu đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
  • Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập.

=> Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn mới thành lập, chưa phát sinh các hóa đơn đầu ra thì không phải nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân, hàng năm chỉ đóng thuế môn bài.

Luật Gia Phúc là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thành lập công ty, hỗ trợ tư vấn miễn phí về Thuế trong doanh nghiệp, đồng thời cung cấp các giải pháp về thuế để tiết kiệm cho đơn vị của bạn, đặc biệt là những công ty mới khởi nghiệp vốn còn hạn chế.