Tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quy định 2022

TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH THEO QUY ĐỊNH NĂM 2022

Hiện nay có nhiều Trường hợp Doanh nghiệp tự đăng ký thành lập nhưng chưa nắm rõ quy định về cách đăng ký ngành nghề kinh doanh dẫn đến trường hợp đăng ký thiếu, nhầm hoặc ghi sai thông tin phải sửa hồ sơ nhiều lần. Bài viết dưới đây của Luật Gia Phúc sẽ chia sẻ cách đăng ký mã ngành cho đúng nhất!

Về căn cứ pháp lý, bạn xem tại Quyết định Số: 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, tại đây có các mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5, trong đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn các mã ngành cấp 4 ( 4 số) để đăng ký. Từ các mảng kinh doanh chính, ví dụ mảng du lịch ( 7910, 7912, 7990,…) bạn nên chọn các mã liên quan, ví dụ như lưu trú ( 5510, 5590,.) hay nhà hàng ( 5610, 5621, 5629, 5630,) để bao quát và đầy đủ nhất, khi hoạt động đã có sẵn để xuất hóa đơn.

Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định một trong những quyền của Doanh nghiệp là: “ Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm; Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh”

Từ quy định này một số bạn nhầm tưởng rằng Doanh nghiệp không cần đăng ký ngành nghề mà cứ thế hoạt động, miễn là không vi phạm điều cấm của Pháp luật, quan điểm này là không chính xác. Doanh nghiệp từ khi thành lập đã phải đăng ký rõ những ngành nghề trong phạm vi kinh doanh của mình. Bên cạnh đó DN hoàn toàn có thể sửa đổi các nội dung ngành, nghề đã đăng ký trong quá trình hoạt động.

Khi đăng ký mã ngành, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

  • Như vậy đối với những ngành nghề có điều kiện sau như Kinh doanh trang thiết bị y tế, Trung tâm giáo dục, Tư vấn du học, Kinh doanh dịch vụ bảo vệ,… Doanh nghiệp vẫn có thể đăng ký từ lúc thành lập nếu chưa đáp ứng điều kiện, còn đến lúc đi vào hoạt động lĩnh vực đó thì bắt buộc phải đáp ứng đủ điều kiện theo các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Một số ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định Doanh nghiệp nên lưu ý đăng ký số vốn cho hợp pháp. Ví dụ ngành Cung ứng lao động, Kinh doanh dịch vụ chuyển phát, Kinh doanh dịch vụ kiểm toán, v..v.

Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định năm 2022

Có thể ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hay không?

Trả lời:

Có. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Trên đây là những hướng dẫn và lưu ý khi đăng ký mã ngành, nghề kinh doanh, nếu bạn còn băn khoăn chưa biết đăng ký thế nào, hãy gọi ngay đến Hotline: 0962 720 696 hoặc 0865 888 862 để được tư vấn miễn phí!